So sánh máy bào rãnh V dạng đứng vs máy bào rãnh V dạng nằm
Như đã đề cập ở phần trước, máy bào rãnh V có 2 loại chính là dạng đứng và nằm. Vậy câu hỏi đặt ra là bạn sẽ lựa chọn loại máy nào để phục vụ cho mục đích của mình? Cùng JFY đi tìm ưu nhược điểm của 2 loại máy này nhé
1.Máy bào rãnh V dạng đứng

Thiết kế máy dạng đứng, dao tao rãnh chạy tịnh tiến theo chiều dài của máy
Ưu điểm: lực kẹp chắc
Nhược điểm: khi kẹp có thể đè lên bất cứ bề mặt nào của phôi–> không đảm bảo chất lượng bề mặt
2.Máy bào rãnh V dạng nằm

Thiết kế dạng nằm tương tự với cấu trúc dạng cổng. Phôi được đặt lên bề mặt làm việc và được kẹp bằng kẹp thủy lực
Ưu điểm: không bị đè lên toàn bộ bề mặt phôi
Nhược điểm: phôi yêu cầu phải có độ phẳng tốt, chất lượng bề mặt đồng đều. Do phôi được kẹp bằng các kẹp ở cạnh bên nên lực giữa các tấm dày bị thâp hơn. Nếu chạy với tốc độ cao có thể bị lệch hoặc làm hỏng bề mặt phôi
3.So Sánh
Mục so sánh | Máy bào dạng Đứng | Máy bào dạng Nằm |
Phạm vi hoạt động | Chỉ gia công được phôi có khích thước trung bình. Nếu phôi có kích thước lớn, ta cần phải kê thêm bàn –> không thuận lợi có quá trình hoạt động | Phạm vi hoạt động lớn với 3 trục CNC, phù hợp với đa dạng kích thước phôi |
Khoảng cách rãnh | Khoảng cách tối thiểu giữa rãnh V và cạnh là 10mm. | Khoảng cách tối thiểu giữa rãnh và cạnh là 8mm |
Tốc độ cắt | 40m/phút | 50m/phút hoặc hơn |
Tiêu thụ điện | 44.4KW | 5KW |
Độ an toàn | Thiết bị tự đông kẹp và di chuyển phôi bởi áp lực thủy lực. Người vận hành đứng xa chuyển động của các bộ phận máy —–> độ an toàn cao | Các phôi được kẹp trong phạm vi chuyển động của máy, di chuyển với tốc độ cao và bộ điều khiển cùng di chuyển với máy —> độ an toàn thấp |
Bề mặt làm việc | Bề mặt bàn làm việc được làm bằng khuôn thép chất lượng cao, có độ mịn nhất định | Được hàn bằng tấm sắt thông thường, độ cứng của phôi có thể cứng hơn bề mặt làm việc — dẽ gây ra hiện tượng hõm |
Sai số bề mặt bào | Chân vịt kẹp giữ phôi ngay tại vị trí bào nên độ sâu đường bào đồng đều hơn trên tất cả các vị trí bào. | Chân kẹp chỉ kẹp tại cạnh tấm, nếu tôn mỏng, bề mặt không đồng đều thì độ sâu đường bào cũng không đảm bảo chính xác như nhau trên tất cả các vị trí bào. |
Bề mặt phôi | Cần di chuyển phôi để thay đổi vị trí bào nê các mảnh vụn tạo ra ở đường bào trước có thể làm trầy xước bề mặt phôi —> dễ làm hỏng bề mặt phôi. | Các phôi không cần phải di chuyển trong toàn bộ quá trình xử lý —->đảm bảo chất lượng bề mặt được giữ nguyên vẹn từ lúc bắt đầu bào đến kết thúc |
Chi Phí | Nhỉnh hơn mặt bằng chung | tầm trung |
Chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa 2 thể loại máy khá rõ ràng thông qua bảng so sánh trên. Sự lựa chọn cụ thể còn tùy thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của nhà sản xuất.
Nhìn chung, máy bào rãnh dạng nằm có hiệu suất làm việc cao hơn, nhưng ngược lại , máy dạng đứng lại có ưu điểm hơn về độ chính xác.
Nếu tấm kim loại có hình dạng không đặc biệt, không đối xứng ( cắt bằng laser), cần nhiều đường rãnh hơn thì lựa chọn máy bào rãnh dạng đứng là giải pháp tối ưu nhất
Nếu sản phẩm của bạn thường xuyên là tấm kim loại đối xứng nhau ( hình vuông hoặc chữ nhật) thì máy bào dạng nằm là một lựa chọn tuyệt vời
Hơn nữa mặt bằng chung chi phí của máy bào rãnh V dạng nằm sẽ rẻ hơn một chút so với loại máy bào rãnh V dạng đứng. Máy dạng nằm tương đối phổ biến hơn, được nhiều khách hàng dùng hơn dạng đứng